Phân biệt bệnh trĩ với sa trực tràng


Bệnh Trĩ là một hệ thống mạch máu (chủ yếu là động mạch) vốn có sẵn từ khi sinh ra và được coi là trạng thái sinh lý bình thường. Khi hệ thống mạch máu này phát triển quá mức, gây đau, chảy máu, tụt ra ngoài hậu môn để từ đó dễ bị nhiễm trùng thì mới cần phải điều trị.

Phân biệt bệnh trĩ với sa trực tràng

 Nguyên nhân gây xuất hiện các biến chứng của trĩ chưa được xác định rõ, nhưng có nhiều yếu tố thuận lợi như các loại bệnh lý làm tăng áp lực trong khoang bụng khi đại tiện như táo bón, có sự suy yếu tổ chức xơ, cơ, chun ở ống hậu môn và cơ vòng hậu môn, chế độ ăn nghèo chất xơ, uống ít nước hàng ngày, sống tĩnh tại, ít vận động…

 Bệnh trĩ thường được phân loại thành trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ ngoại bắt nguồn từ đám rối ngoài, ngay ở dưới da mép hậu môn. Trĩ nội nằm ngay dưới niêm mạc ống hậu môn, phía trên cơ vòng hậu môn.

 Sa trực tràng được xác định khi trực tràng tụt hẳn ra ngoài hậu môn. Bệnh xảy ra khi một phần của mặt trong ruột già bị dồn xuống dưới và lồi ra khỏi hậu môn. Sa trực tràng thường do các động tác rặn khi táo bón, do ho mạn tính gây tăng áp lực khoang bụng, do màng trong của trực tràng bị dồn xuống khi trĩ bị đẩy ra ngoài hậu môn. Bệnh sa trực tràng có thể gây các biến chứng viêm, loét…

 Cần phân biệt rõ giữa sa ống trực tràng với sa trĩ hoặc kết hợp sa trực tràng với sa trĩ thì mới có cách điều trị thích hợp. Có nhiều phương pháp điều trị trĩ: bôi thuốc, uống thuốc, áp nhiệt, áp lạnh, tiêm gây xơ, thắt bằng vòng cao su, điều trị bằng laser… kết hợp với chế độ dinh dưỡng, chế độ vận động hợp lý…

 Tuy nhiên không phương pháp nào được coi là hoàn hảo. Việc chọn lựa phương pháp điều trị phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh, sở trường của thầy thuốc và ý nguyện của người bệnh. Nếu bị cả bệnh trĩ lẫn sa trực tràng thì việc điều trị tuỳ thuộc vào từng bệnh nhân. Thông thường, không thể dùng thuốc chữa bệnh trĩ mà có thể làm thuyên giảm bệnh sa trực tràng. Để điều trị bệnh sa trực tràng, thường phải tiến hành phẫu thuật đưa trực tràng về vị trí bình thường.

 Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia Phòng khám đa khoa Thiên Tâm chúng tôi về một số lưu ý phân biệt bệnh trĩ và sa trực tràng. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc có thể nhận tư vấn trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh. Bạn cũng có thể gọi điện đến đường dây nóng: 01666.065.566 hoặc nhận tư vấn trực tiếp qua yahoo.
 

Nguy cơ nào khiến nữ giới bị trĩ


Bệnh Trĩ là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn . Bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn sau nhiều năm, vì bệnh tuy có ảnh hưởng tới cuộc sống nhưng không nặng nề nên bệnh nhân thường bỏ qua và vì bệnh ở vùng kín đáo nên bệnh nhân thường ngại ngùng nhất là phụ nữ. Vậy những nguy cơ nào khiến nữ giới bị trĩ? Sau đây là những tư vấn của các chuyên gia Phòng khám đa khoa Thiên Tâm:

Bệnh Trĩ ở phụ nữ do đâu
- Tại sao nữ giới lại có tỷ lệ mắc bệnh trĩ cao hơn nam giới? Chúng ta có thể giải thích điều này dựa trên đặc điểm sinh lý và hoàn cảnh sống của nữ giới. Trong quá trình hoạt động, các cơ quan nội tạng ở xương chậu của phụ nữ bị chèn ép, cản trở qusa trình máu lưu thông, làm cho xương chậu bị dồn má và tắc nghẽn từ đó ảnh hưởng đến sự tuần hoàn máu ở hậu môn trực tràng, trực tràng chịu áp lực khiến phân đi qua gặp trở ngại, dẫn đến đại tiện không thông.

- Phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt và mang thai rất dễ mắc bệnh trĩ, trong đó những người mang thai có tỷ lệ mắc bệnh trĩ khá cao (triệu chứng bệnh trĩ).

- Khi phụ nữ mang thai, áp lực ổ bụng tăng cao, cùng với việc tử cung ngày càng to, khiến cho tĩnh mạch chủ dưới chịu áp lực lớn, đặc biệt là khi vị trí của thai nhi chưa ổn định, ảnh hưởng trực tiếp tới trực tràng dưới và đường tĩnh mạch hồi lưu, làm cho tĩnh mạch trĩ bị tụ máu, căng phồng lên, công thêm khi sinh phụ nữ phải dùng lực quá mạnh, từ đó sinh ra bệnh trĩ. Mặt khác, trong thời kỳ mang thai, lượng vận động thường gảm, hoạt động của nhủ động dạ dày, ruột ít đi, làm cho phân khô. Khi đại tiện, phân khô, rắn có thể cọ rách niêm mạc hậu môn gây chảy máu, thẩm chí có thể làm cho búi trĩ sa nghẹt ngoài hậu môn gây đau đớn, đi lại khó khăn đối với người bệnh.

- Đối với phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, do bị mất một lượng máu, làm cho phân bị cứng, gây ra hiện tượng nuets hậu môn hoặc trĩ.

- Một số phụ nữ sau khi sinh thích ăn nhiều, nhưng các loại thức ăn này lại khô nóng, cộng thêm mất máu sau khi sinh nên có thể bị táo bón, là yếu tố quan trọng gây ra trĩ.

- Khi phụ nữ đến tuổi mãn kinh, phần cơ hoàn toàn trở nên nhão, hoạt động hậu môn giảm, chức năng thần kinh và khả năng tiết dịch trong cơ thể bị mất cân bằng, do đó khi đi đại tiện có cảm giác đi nhưng lại không đi dược hoặc đi không hết. Đó cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh hậu môn trực tràng.

- Những năm gần đây, điều kiện làm việc của phụ nữ cũng có nhiều thay đổi, đó cũng là một yếu tố gây ra bệnh trĩ. Trong khi làm việc, họ khó tránh ngồi hoặc đứng lâu, đặc biệt là khi phải chịu áp lực công việc lớn, họ luôn ở trong trạng thái tinh thần căng thẳng nên không duy trì được thói quen đại tiện đúng giờ, gây táo bón mạn tính, ảnh hưởng đến hoạt động của hậu môn và trực tràng. Tình trạng này là do nhịp sống của người phụ nữ hiện đại. Trong xã hội, họ phải chịu một áp lực lớn, tâm lý luôn lo lắng, … có thể gây ra bệnh trĩ.

- Ngoài các nguyên nhân do trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai hay công việc, thói quen sinh hoạt hằng ngày của người phụ nữ hiện đại cũng ảnh hưởng nhất định đến bệnh trĩ. Ví dụ như ăn quá ít thực phẩm chứa chất xơ, khiến cho việc đại tiện không thông hoặc do uống thuốc thông tràng gây ra tiêu chảy, điều đó có thể làm tăng áp lực cho vùng hậu môn, gây ra bệnh trĩ ngoại hoặc làm bệnh trĩ nặng hơn.
 

Ăn gì và không nên ăn gì khi bị bệnh trĩ


Vấn đề bị bệnh trĩ nên và không nên ăn gì? Nếu ăn uống đúng cách sẽ có hiệu quả cho việc điều trị trĩ, ngược lại sẽ gia tăng bệnh trĩ. Ăn uống là nhân tố quan trọng trong việc phòng ngừa, giảm triệu chứng và bệnh trĩ tái phát.

Bị Trĩ nên ăn gì và không nên ăn gì?

Đậu đỏ có thể chữa trị đại tiện ra máu và phòng được bệnh trĩ

    Đậu đỏ: sắc với cây bạch chỉ có thể chữa trị đựơc chứng đại tiện ra máu, sưng đau. Nếu nấu cùng gạo cũng có tác dụng tốt, làm mát, phòng được bệnh trĩ.
    Mè đen: dùng lâu có tác dụng nhuận tràng, giảm được đại tiện ra máu.
    Ruột già của lợn, dê: có tác dụng cầm máu, chống đau, tiêu hóa tốt.
    Thịt rùa: có tác dụng tốt cho người bị trĩ đại tiện ra máu lâu, có công hiệu bổ máu.
    Quả óc chó: có tác dụng nhuận tràng, giảm búi trĩ thòi ra ngoài, và hiện tượng đại tiện ra máu.
    Măng: có nhiểu vitamin, tác dụng nhuận tràng.
    Mật ong: cũng có tác dụng nhuận tràng, người mắc trĩ nên sử dụng.

Các loại thực phẩm khác cũng có thể phòng ngừa và hỗ trợ điều trị trĩ như Cà tím, chuối, hồng, hải sâm, sung, rau mùi, mộc nhĩ, rau má…


Bên cạnh đó cũng phải chú ý những điều cấm kỵ người bị trĩ sử dụng như :

    Không uống rượu.
    Không ăn uống đồ cay, nóng.
    Không ăn quá no.
    Không ngồi quá lâu.
    Không bó buộc eo.
    Không cố ép đại tiện.
    Không sợ hoặc ngại đi khám bệnh.

Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia Phòng khám đa khoa Thiên Tâm chúng tôi về Những lưu ý ăn uống khi bị trĩ. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc có thể nhận tư vấn trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh. Bạn cũng có thể gọi điện đến đường dây nóng: 01666.06. 55.66 hoặc nhận tư vấn trực tiếp qua yahoo.
 

Vấn đề bệnh trĩ ở trẻ em vấn đề cần quan tâm



Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ở trẻ nhỏ cũng giống như người trưởng thành, đó là do táo bón, cửa hậu môn không sạch, v.v.. gây ra
Về mặt trị liệu, phải căn cứ vào đặc điểm phát triển của trẻ để áp dụng phương pháp giữ gìn bảo dưỡng, đây là cách thực hiện dễ dàng. Cách thực hiện như sau:

1. Điều chỉnh chế độ ăn uống của trẻ, tránh chỉ cho ăn một loại thức ăn; nên thường xuyên cho trẻ ăn các rau củ, hoa quả tươi ngon và mật ong, để tránh cho trẻ bị táo bón.

2. Hình thành thói quen đại tiện đúng giờ, tốt nhất một ngày đại tiện một lần.

3. Giữ gìn vệ sinh của hậu môn, nên rửa nước nóng sau khi đại tiện và trước khi đi ngủ hoặc dùng thuốc xông hơi bên ngoài như: thuốc xông hơi tổng hợp từ cây kinh giới, v.v… Làm như vậy có thể cải thiện được tuần hoàn máu ở cửa hậu môn, cần điều trị bệnh trĩ.

- Lưu ý: Đối với trẻ còn nhỏ, thường hay gặp bệnh sa trực tràng ( biểu hiện rất giống với bệnh trĩ), vì vậy khi trẻ có các biểu hiện như chảy máu, khối sa đỏ tươi, thì nên nghĩ đến bệnh sa trực tràng trước

Trẻ con có hay mắc bệnh trĩ không?Tỉ lệ trẻ nhỏ mắc bệnh trĩ ít hơn rất nhiều so với người già và người trưởng thànhTỉ lệ trẻ nhỏ mắc bệnh trĩ ít hơn rất nhiều so với người già và người trưởng thành.